Thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Trong thời ký hội nhập kinh tế như hiện nay, Việt Nam là một quốc gia luôn nổ lực hết mình nhằm tạo ra môi trường tốt nhất để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó đã được thể hiện rất nhiều trong kết quả cái chính thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh.

Chính vì vậy, đầu tư nước ngoài hiện đang là một trong những lĩnh vực đang được quan tâm trong việc phát triển kinh tế trong nước và không thể thiếu cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Vậy pháp luật Việt Nam hiện nay đã quy định như thế nào về vấn đề đầu tư nước ngoài vào Việt Nam?

Đầu tư nước ngoài là gì?

Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài là chủ thể có quốc tịch nước ngoài hoặc pháp nhân thành lập theo pháp luật nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam theo các hình thức:

1/ Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo một trong hai loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh;

2/ Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam;

3/ Đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

11112

Thủ tục thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị dự án đầu tư và tiến hành xin cấp văn bản chứng nhận đăng ký đầu tư.

Việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được tiến hành theo trình tự, thủ tục quy địn tại Điều 37 Luật Đầu tư năm 2014.

Căn cứ theo Điều 36 Luật Đầu tư năm 2014 cần phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

1/ Dự án đầu tư nước ngoài;

2/ Tổ chức nước ngoài nắm từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc đa số thành viên là chủ thể nước ngoài trong công ty hợp danh;

3/ Công ty hợp danh có đa số thành viên là người nước ngoài có số vốn điều lệ là từ 51% trở lên;

4/ Tổ chức nước ngoài và Công ty hợp danh có đa số thành viên là người nước ngoài có số vốn điều lệ từ 51% trở lên.

Để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau:

1/ Có tỷ lệ vốn điều lệ tuân thủ quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật Đầu tư năm 2014;

2/ Về phương thức đầu tư, quy mô hoạt động, tổ chức, cá nhân hợp tác tại Việt Nam, và quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Hồ sơ cấn chuẩn bị xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

1/ Đơn đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

2/Bản sao Giấy tờ chứng minh nhân thân trong trường hợp nhà đầu tư là cá nhân hoặc Bản sao Giấy chứng nhận thành lập, giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân đối với nhà đầu tư là tổ chức;

3/ Văn bản trình bày về các đề xuất dự án đầu tư với các nội dung quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 33 Luật đầu tư 2014;

4/  Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; văn bản giải trình năng lực tài chính của nhà đầu tư;

5/  Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; hoặc  bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc giấy tờ xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

6/  Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ;

Địa điểm nộp hồ sơ:

1/ Nếu nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì nộp đơn tại Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

2/ Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư có trụ sở hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành.

Cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lê; nếu từ chối cấp thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Bước 2: Thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp thực hiện phù hợp với quy định của luật doanh nghiệp, tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư muốn thành lập.

Địa điểm nộp hồ sơ: Tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở. Nếu hồ sơ được chấp nhận đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư.

Bước 3: Xin cấp giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp lĩnh vực xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị các giấy tờ pháp lý như sau:

1/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

2/ Văn bản chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

3/ Giấy phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh ngành nghề xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa;

Hồ sơ cần thiết của nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối hàng hóa:

1/ Thông báo của Sở kế hoạch, đầu tư về điều kiện mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;

2/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

3/ Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa.

Dịch vu tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của Luật Luật Nam Phát

1/ Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

2/ Hỗ trợ tư vấn, soạn thảo giấy tờ, chuẩn bị hồ sơ, đại diện doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các loại giấy phép con khác tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

3/ Tư vấn các ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà nhà đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời lưu ý các điều kiện để nhà đầu tư lưu ý, tránh các rủi ro không đáng có khi đầu tư tại Việt Nam;

4/ Tư vấn các vấn đề sau thành lập: về kê khai thuế, đăng ký thuế, hợp động kinh doanh, hợp động lao động, các vấn đề về cạnh tranh, sở hữu trí tuệ….