Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì? Và vì sao cần phải đăng ký bảo hộ thương hiệu?
Đỉnh cao của sản phẩm chính là thương hiệu, một sản phẩm với chất lượng được cam kết, và nhận được sự tin tưởng của khách hàng sẽ trở thành thương hiệu. Thương hiệu cũng là phương tiện để hạn chế bên thứ ba sử dụng trái phép khi chưa có sự đồng ý từ chủ sở hữu.
Nhưng để hạn chế điều đó, chủ sở hữu phải đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký bảo hộ nên được thực hiện sớm nhất có thể để nhận được quyền ưu tiên.
Sau đây, Luật Nam Phát sẽ hướng dẫn Quý khách hàng trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu:
I – Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu
Để có thể tiến hành nộp đơn, chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ gồm những tài liệu sau:
– 02 Tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu
– 05 Mẫu thương hiệu (kích thước 8cm x 8cm)
– Giấy ủy quyền của chủ sở hữu thương hiệu ủy quyền cho tổ chức đại diện tiến hành các thủ tục.
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)
– Tài liệu khác liên quan (theo yêu cầu của từng trường hợp cụ thể)
II – Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu
Để có thể tiến hành thủ tục nộp đơn, khách hàng sẽ cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thiết kế thương hiệu dự định đăng ký
Việc thiết kế thương hiệu là hết sức quan trọng, đây là yếu tố chính để đảm bảo thương hiệu của khách hành có thể đăng ký được không.
Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký của thương hiệu
Sau khi tiến hành thiết kế thương hiệu khách hàng cần tiến hành tra cứu luôn, việc tra cứu tuy là không bắt buộc nhưng rất cần thiết vì nó sẽ giúp khách hàng nhận thấy rằng thương hiệu của mình có bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với của người khác đã nộp đơn trước đó hay không.
Bước 3: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Pháp luật Việt Nam quy định rõ về quyền ưu tiên theo nguyên tắc ai nộp đơn trước sẽ được hưởng ngày ưu tiên trước chính vì thế khi nhận thấy thương hiệu của mình có khả năng được bảo hộ, hãy nộp đơn đăng ký tới Cục Sở hữu trí tuệ càng sớm càng tốt.
– Cá nhân hoặc tổ chức nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
– Sau khi nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành các bước sau:
+ Thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu
+ Công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
+ Thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu
+ Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Thời gian bảo hộ thương hiệu sẽ là 10 năm tính từ ngày nộp đơn và sau 10 năm nếu vẫn tiếp tục sử dụng thương hiệu đó, khách hàng sẽ nộp phí gia hạn để tiếp tục được sử dụng trong 10 năm tiếp theo.
Lưu ý: Thương hiệu sẽ được bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ, có nghĩa khi đăng ký tại Việt Nam, khách hàng sẽ được độc quyền sử dụng nó trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.
III- Dịch vụ của Luật Nam Phát về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu:
– Tư vấn pháp luật và giải đáp thắc mắc về sở hữu trí tuệ nói chung và thương hiệu nói riêng;
– Thực hiện tra cứu thương hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho thương hiệu;
– Tư vấn phương hướng sửa đổi, thiết kế thương hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký bảo hộ;
– Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ;
– Nhận và giao lại Giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu tới tận tay Quý khách hàng.
Để được tư vấn đăng ký bản quyền thương hiệu xin vui lòng liên hệ
Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ : 42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:– 028 6660 53 53
Hotline 0901 180 984 – 0938 017 078 – 0902 845 039
Email: info@luatnamphat.com
Website : www.luatnamphat.com