Những người giúp việc đi làm cần chú ý những điều gì theo Bộ luật Lao động?

Theo đó người lao động là giúp việc cần chú ý những điểm sau:

Ký kết hợp đồng lao động

Khi ký kết hợp đồng lao động, người lao động cần chú ý đến vấn đề: hình thức và nội dụng hợp đồng cũng như nghĩa vụ cung cấp chính xác và đầy đủ thông tin của hai bên.

  • Hình thức của hợp đồng lao động:

Khoản 1 Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

 Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.

  • Nội dung của hợp đồng lao động

Người lao động có thể thỏa thuận cụ thể các quyền nghĩa vụ và lợi ích của mình, tuy nhiền cần lưu ý đảm bảo các nội nội dung quy định tại khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động. Căn cứ Mẫu số 01/PLV Phụ lục V

  • Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng

Điều 16 của Bộ luật Lao động đã quy định cụ thể nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng của hai bên, theo đó:

1.Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.

2.Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

084908285

Chấm dứt hợp đồng lao động

Trong quá trình thực hiện, rất dễ xảy ra nhiều vấn đề trong thời gian hợp đồng vẫn còn có hiệu lực. Vì vậy, vấn đề chấm dứt hợp đồng cũng cần được người lao động là giúp việc gia đình lưu ý. Các vấn đề về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hay các trường hợp chấm dứt hợp đồng trái luật cũng là rủi ro và cơ hội để người lao động quan tâm.

  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động như sau:

2.Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

  • Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Điều 39 Luật Lao động năm 2019 quy định về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

Chế độ lương thưởng và thời gian làm việc

  • Tiền lương, thưởng

Chương VI (trừ Điều 93) của Bộ luật Lao động, trong đó tiền lương của người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động bao gồm mức lương theo công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác nếu có.

  • Thời gian làm việc, nghỉ ngơi

Thời gian làm việc đã được quy định cụ thể tại Chương VII của Bộ luật Lao động và Chương VII Nghị định 145/2020/NĐ-CP.