Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh nắm vai trò vô cùng quan trọng khiến các đối thủ cạnh tranh luôn muốn đánh cắp các thông tin bí bật đó. Các dạng hành vi bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh bao gồm:
– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó
Đây là dạng xâm phạm bí mật kinh doanh điển hình, khi bên vi phạm chủ động tiếp cận, thu thập thông tin bằng cách phá vỡ lại các biện pháp bảo mật của người có bí mật.
– Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó
Dạng hành vi này chủ yếu hướng đến các đối tượng thứ ba, không trực tiếp chiếm đoạt bí mật kinh doanh từ chủ sở hữu hay người nắm giữ hợp pháp bí mật nhưng có thể tiếp nhận từ người trực tiếp chiếm đoạt, những người thứ ba khác hoặc từ các nguồn công khai sau khi bí mật đã được bộc lộ. Kể cả trong trường hợp người này tiếp nhận thông tin một cách ngay tình, pháp luật cũng không cho phép họ tiếp tục sử dụng hay lưu truyền thông tin cho người khác.
– Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh
Hợp đồng bảo mật là hợp đồng mà theo đó một bên hợp đồng được quyền tiếp cận thông tin bí mật về kinh doanh của một chủ sở hữu nhưng có nghĩa vụ phải bảo mật thông tin đó. Bên có nghĩa vụ bảo mật làm lộ thông tin về bí quyết kinh doanh cho bên thứ ba thì bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh theo quy định của điều luật.
– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
Hành vi tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của các cơ quan nhà nước, hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, mục đích xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
– Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi trên.
– Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật.
Lưu ý: Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.
Phương thức bảo hộ bí mật kinh doanh
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã nêu ra 10 chiến lược bảo hộ cơ bản cho các doanh nghiệp sở hữu bí mật kinh doanh tham khảo, bao gồm:
– Nhận dạng bí mật kinh doanh: Các doanh nghiệp nên cân nhắc khi quyết định coi một thông tin là bí mật thương mại. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá các yếu tố như: phạm vi đã bộc lộ của thông tin; khả năng bảo mật thông tin; giá trị của thông tin đối với chính doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh; độ khó để người khác thu thập và tiếp cận thông tin…
– Xây dựng chính sách bảo hộ: Chính sách bảo hộ bí mật kinh doanh phải minh bạch, rõ ràng; phải có khả năng chứng minh được các cam kết bảo hộ có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp phải tiến hành thủ tục tố tụng…
– Giáo dục nhân viên: Phải hạn chế được việc bộc lộ thông tin do vô ý; đào tạo nội bộ nhân viên từ khi mới vào về ý thức bảo mật thông tin; thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra vi phạm…
– Đánh dấu tài liệu: Xây dựng hệ thông đánh dấu tư liệu thống nhất và nâng cao hiểu biết của nhân viên để tránh vô ý bộc lộ thông tin.
– Hạn chế tiếp cận: Chỉ nên bộc lộ bí mật kinh doanh đối với những người cần phải biết thông tin đó; và hạn chế sự tiếp cận của từng nhân viên vào cơ sở dữ liệu thông tin cần bảo mật…
– Hạn chế sự tiếp cận của công chúng với cơ sở: Kiểm tra việc ra vào của khách; tiến hành theo dõi di chuyển của khách trong công ty…
– Đối với các bên thứ ba: Lập hợp đồng bảo mật, hạn chế tiếp cận chỉ theo nhu cầu cần phải biết…
– Cung cấp tự nguyện: Chia sẻ theo mức độ để khai thác; hạn chế tiếp cận của những đối tượng được cung cấp; thiết lập hợp đồng bảo mật…
– Cách ly và bảo bộ về mặt vật lý: Có thể thực hiện các biện pháp như nộp lưu có khóa riêng biệt; kiểm soát truy cập; xé nhỏ thông tin; kiểm tra giám sát thường xuyên
– Cách ly và bảo hộ dữ liệu điện tử: Như kiểm soát truy cập; mã hóa, xây dựng tường lửa; giám sát kiểm tra dữ liệu đi và đến…
Có thể nói, việc đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh là một phương pháp tốt để bí mật kinh doanh được pháp luật bảo vệ, tránh cho các chủ thể khác xâm phạm và làm tiền đề để có thể xử phạt các hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, đôi khi việc đăng ký bảo hộ bắt buộc chủ sở hữu phải đưa một phần bí mật kinh doanh ra ánh sáng và nhiều người không muốn điều này. Quý khách có thể xem xét lựa chọn một trong các phương thức bảo vệ đã được QGVN gợi ý ở trên để tìm ra cách phù hợp nhất với công ty của mình.
Nếu Quý khách hàng vẫn còn khoăn về vấn đề bảo hộ kinh doanh hãy liên hệ ngay với LUẬT NAM PHÁT qua Hotline 0902 845 039. LUẬT NAM PHÁT rất sẵn lòng để hỗ trợ Quý khách hàng.
Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ : 42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:– 028 6660 53 53
Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Email: info@luatnamphat.com
Website : www.luatnamphat.com