Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, được định nghĩa là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác (khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ)
Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hoặc sản xuất. Theo quy định của pháp luật, nhãn hiệu là đối tượng được công nhận và bảo hộ thông qua việc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ (hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu). Để được bảo hộ nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định sau:
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
– 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
– Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm)
– Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
* Một số tài liệu đi kèm khác trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
– Đơn xin hưởng quyền ưu tiên (nếu đủ điều kiện được hưởng quyền ưu tiên)
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
– Giấy ủy quyền (trong trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu (đối với đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận)
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Trình tự thực hiện
Bước 1: Cá nhân hoặc tổ chức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ: 02 tháng
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Lưu ý: Văn bằng bảo hộ có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
Điều kiện đăng ký nhãn hiệu
Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu:
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
– Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Dịch vụ của LUẬT NAM PHÁT về thủ tục đăng ký nhãn hiệu:
– Tư vấn pháp luật và giải đáp thắc mắc về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
– Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
– Tư vấn phương hướng sửa đổi nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
– Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Quý Khách hàng có quan tâm và cần được tư vấn hoặc hỗ trợ thủ tục đăng ký nhãn hiệu, xin vui lòng liên hệ với LUẬT NAM PHÁT qua Hotline 0902 845 039 để được hướng dẫn chi tiết!

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ :       42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:
– 028 6660 53 53

Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Emailinfo@luatnamphat.com

Website : www.luatnamphat.com