Mỗi tác phẩm cho dù là tác phẩm văn học, công trình nghiên cứu khoa học, hay tác phẩm nghệ thuật đều là những đứa con tinh thần, là sản phẩm trí óc chứa tính sáng tạo cao, mang dấu ấn cá nhân riêng biệt của từng tác giả. Khi bỏ rất nhiều tâm huyết và công sức, không tác giả nào lại mong muốn bị người khác “ăn cắp”, sao chép, hay sử dụng trái phép tác phẩm của mình. Chính bởi vậy, việc đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả (hay còn gọi là đăng ký quyền tác giả) là một trong những giải pháp hữu hiệu mà những tác giả thường tìm đến khi muốn bảo vệ tác phẩm của mình.
Sau đây, LUẬT NAM PHÁT sẽ tư vấn cho Quý khách các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả:
Khái niệm Đăng ký bản quyền tác giả
Quyền tác giả được hiểu là một trong những quyền sở hữu trí tuệ, thể hiện quyền của một tổ chức, cá nhân đối với những tác phẩm do họ sáng tạo ra hoặc có quyền sở hữu với nó.
Trên cơ sở khái niệm này, theo quy định đối tượng quyền tác giả sẽ bao gồm: tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật.
Bảo hộ bản quyền tác giả được hiểu là 1 thủ tục hành chính được tiến hành bởi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tới cơ quan đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm đăng ký
Trong đó, tác phẩm được bảo hộ phải là tác phẩm được công bố đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam; hoặc được công bố tại Việt Nam gần như cùng với thời điểm công bố đầu tiên ở nước khác (Lưu ý, thời gian công bố tại Việt Nam được xác định là hợp lệ trong khoảng thời gian 30 ngày tính từ ngày đầu tiên công bố tác phẩm này tại nước khác).
Chủ thể được bảo hộ quyền tác giả cũng còn được xác định là những tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà nước Việt Nam là một trong những thành viên tham gia điều ước này.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả sẽ bao gồm những giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu).
– Bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả (02 bản).
– Trường hợp tác phẩm này do nhiều người cùng sáng tác thì phải có thêm văn bản đồng ý của các đồng tác giả.
– Trường hợp quyền tác giả thuộc sở hữu chung của nhiều người đồng sở hữu thì phải có thêm văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu chung quyền tác giả của tác phẩm này.
– Nếu tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không tự mình nộp đơn mà ủy quyền cho người khác thì trong hồ sơ phải có Giấy ủy quyền.
– Trường hợp nếu một người được thừa hưởng quyền tác giả đối với tác phẩm từ người khác thông qua việc được thừa kế, thừa hưởng, chuyển giao và người này thực hiện việc trực tiếp nộp đơn thì sẽ cần phải có thêm giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn.
Những tài liệu được xác định ở trên, cụ thể như Giấy ủy quyền, hoặc Tài liệu chứng minh quyền tác giả, hoặc Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trường hợp thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra Tiếng Việt.
Trình tự thực hiện đăng ký bản quyền tác giả
– Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn
Lưu ý: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được xác định như một văn bằng bảo hộ, thể hiện sự bảo vệ của Nhà nước và pháp luật đối với quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với “đứa con tinh thần” do họ sáng tạo ra. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam và được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả.
Như vậy, qua phân tích nêu trên, có thể thấy, mặc dù việc nộp hồ sơ để đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để cho chủ sở hữu quyền tác giả, tác giả được hưởng quyền tác giả đối với sản phẩm, tác phẩm do mình sáng tạo ra, nhưng đó lại là căn cứ để pháp luật có thể nhận biết, xác định và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tránh được những hành vi lạm dụng, sao chép, cắt xén, xâm phạm đến tác phẩm – “đứa con tinh thần” mà tác giả đã sáng tạo nên. Chính bởi vậy, mỗi tác giả khi sáng tạo nên một tác phẩm nên thực hiện việc đăng ký quyền tác giả.
Trên đây là bài tư vấn của LUẬT NAM PHÁT đối với trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Quý khách muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ Hotline 0902 845 039 để gặp Luật sư tư vấn.
Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ : 42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:– 028 6660 53 53
Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Email: info@luatnamphat.com
Website : www.luatnamphat.com