* Thủ tục yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp
* Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
* Thủ tục ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
* Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Thủ tục chuyển giao công nghệ được quy định như thế nào? Mời Quý khách tham khảo bài viết dưới đây của LUẬT NAM PHÁT .
Căn cứ pháp lý:
– Luật Chuyển giao công nghệ
– Thông tư 169/2016/TT-BTC
– Thông tư 02/2018/TT-BKHCN
Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
+ Văn bản về tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng: Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấp phép kinh doanh,…) của các bên tham gia chuyển giao công nghệ; bản sao văn bản xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện các bên tham gia hợp đồng hoặc văn bản xác nhận quyền ký kết hợp đồng của người ký hợp đồng (đối với tổ chức); bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu (còn thời hạn theo quy định) (đối với cá nhân);
+ Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt hoặc bản dịch sang tiếng Việt có công chứng hoặc chứng thực đối với Hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng ……. (nước ngoài);
+ Danh mục tài liệu công nghệ, máy móc, thiết bị (nếu có) kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ; + Bản sao có chứng thực văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ (nếu có);
+ Tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ do ứng dụng công nghệ chuyển giao;
+ Giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ;
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản thẩm định giá công nghệ được chuyển giao trong trường hợp có sử dụng vốn nhà nước;
+ Bản gốc giấy ủy quyền (trong trường hợp bên thứ ba được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ).
Xem thêm So sánh nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể
Trình tự thực hiện:
– Sau khi có văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, tổ chức, cá nhân (bên nhận công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước hoặc bên giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài) nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Bộ Khoa học và Công nghệ (Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ) tổ chức thẩm định hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng các yêu cầu theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
+ Trường hợp từ chối cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Xem thêm Những lợi ích của tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với doanh nghiệp
Yêu cầu để thực hiện thủ tục hành chính:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ cần ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên nhận công nghệ (trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước) hoặc bên giao công nghệ (trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài) thay mặt các bên phải gửi hồ sơ đến Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc có văn bản đề nghị gia hạn thời gian việc sửa đổi, bổ sung. Thời gian gia hạn không quá 60 ngày, hết thời hạn này, nếu các bên không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu thì Bộ Khoa học và Công nghệ ra thông báo từ chối cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Xem thêm Trường hợp nhãn hiệu không có khả năng phân biệt
Phí nhà nước:
Mức thu phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ để cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ được tính theo tỷ lệ bằng 0,1% (một phần nghìn) tổng giá trị của hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng tối đa không quá 10 (mười) triệu đồng và tối thiểu không dưới 05 (năm) triệu đồng.
Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Sự khác nhau giữa nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường
* Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài mới nhất
* Biện pháp dân sự có thể sử dụng trong tranh chấp về nhãn hiệu
* Phân biệt các loại nhãn hiệu
Trên đây là bài tư vấn của LUẬT NAM PHÁT về thủ tục cấp giấy phép chuyển giao công nghệ. Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ Hotline 0902 845 039 để gặp Luật sư tư vấn.