Sự phát triển của các dự án bất động sản và các quy định mới của Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và Luật Đầu tư đã tạo điều kiện cho các nhà thầu nước ngoài thực hiện đấu thầu và hoạt động tại Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh hoặc nhà thầu phụ. Tuy nhiên, khác với nhà thầu trong nước, nhà thầu nước phải phải được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu. Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng và thông tư 14/2016/TT-BXD chính thức có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam là hai văn bản pháp luật chính quy định về thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động xây dựng (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 14/2016/TT-BXD);
Bản sao có chứng thực văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp;
Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến công việc nhận thầu và báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất trong trường hợp gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng quy định pháp luật về đấu thầu;
Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu);
Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư 14/2016/TT-BXD).
Lưu ý:
Đơn đề nghị phải được lập bằng tiếng Việt;
Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng, chứng thực.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
Với dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên: cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng;
Với dự án nhóm B, nhóm C: Sở Xây dựng tỉnh, thành phố.
Thời hạn:
Trong vòng 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét và yêu cầu bổ sung, sửa chữa nếu hồ sơ còn thiếu hoặc chưa phù hợp; đồng thời ra hướng dẫn bằng văn bản. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sẽ và xem xét và cấp Giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài hoặc từ chối cấp và nêu rõ lý do.
Dịch vụ của Luật Nam Phát
Tư vấn điều kiện để được cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
Tư vấn, soạn thảo Hợp đồng liên danh giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu Việt Nam;
Tư vấn các thủ tục làm xin cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
Hoàn thiện hồ sơ cho khách hàng để được cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
Thực hiện thủ tục xin Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Đăng ký và xin cấp con dấu Văn phòng điều hành công trình của Nhà thầu nước ngoài.
Lưu ý:
Đối với các nhà thầu nước ngoài đã được cấp giấy phép thầu theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003, Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam, Quyết định số 03/2012/QĐ-TTg ngày 16/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 01/2012/TT-BXD ngày 08/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thầu và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam thì được tiếp tục sử dụng Giấy phép thầu cho đến khi kết thúc hợp đồng nhận thầu.
Các nhà thầu nước ngoài mong muốn tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam hoặc có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng, xin vui lòng liên hệ LUẬT NAM PHÁT để được tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ pháp lý để hoạt động được nhanh chóng, an toàn và hợp pháp.
Sự phát triển của các dự án bất động sản và các quy định mới của Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và Luật Đầu tư đã tạo điều kiện cho các nhà thầu nước ngoài thực hiện đấu thầu và hoạt động tại Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh hoặc nhà thầu phụ. Tuy nhiên, khác với nhà thầu trong nước, nhà thầu nước phải phải được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu. Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng và thông tư 14/2016/TT-BXD chính thức có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam là hai văn bản pháp luật chính quy định về thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động xây dựng (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 14/2016/TT-BXD);
Bản sao có chứng thực văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp;
Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến công việc nhận thầu và báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất trong trường hợp gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng quy định pháp luật về đấu thầu;
Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu);
Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư 14/2016/TT-BXD).
Lưu ý:
Đơn đề nghị phải được lập bằng tiếng Việt;
Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng, chứng thực.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
Với dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên: cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng;
Với dự án nhóm B, nhóm C: Sở Xây dựng tỉnh, thành phố.
Thời hạn:
Trong vòng 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét và yêu cầu bổ sung, sửa chữa nếu hồ sơ còn thiếu hoặc chưa phù hợp; đồng thời ra hướng dẫn bằng văn bản. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sẽ và xem xét và cấp Giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài hoặc từ chối cấp và nêu rõ lý do.
Dịch vụ của Luật Nam Phát
Tư vấn điều kiện để được cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
Tư vấn, soạn thảo Hợp đồng liên danh giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu Việt Nam;
Tư vấn các thủ tục làm xin cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
Hoàn thiện hồ sơ cho khách hàng để được cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
Thực hiện thủ tục xin Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Đăng ký và xin cấp con dấu Văn phòng điều hành công trình của Nhà thầu nước ngoài.
Lưu ý:
Đối với các nhà thầu nước ngoài đã được cấp giấy phép thầu theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003, Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam, Quyết định số 03/2012/QĐ-TTg ngày 16/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 01/2012/TT-BXD ngày 08/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thầu và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam thì được tiếp tục sử dụng Giấy phép thầu cho đến khi kết thúc hợp đồng nhận thầu.
Các nhà thầu nước ngoài mong muốn tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam hoặc có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng, xin vui lòng liên hệ Luật Nam Phát qua Hotline 0902 845 039 để được tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ pháp lý để hoạt động được nhanh chóng, an toàn và hợp pháp.