* So sánh nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể
* Phân biệt giữa nhãn hiệu và nhãn hàng hóa
* Phân biệt các loại nhãn hiệu
* Những khó khăn khi đăng ký nhãn hiệu
Vậy các sai sót thường gặp trong đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp là gì? QGVN mời quý khách tham khảo thêm trong bài viết dưới đây nhằm giúp doanh nghiệp tránh khỏi các sai sót trong quá trình đăng ký:
– Đơn thiếu tính thống nhất: Luật Sở hữu trí tuệ quy định với mỗi đơn đăng ký chỉ được đăng ký một mẫu nhãn hiệu, nếu doanh nghiệp đăng ký hai hoặc nhiều mẫu nhãn hiệu trở lên, ví dụ một nhãn là dịch vụ khách sạn, một nhãn là nước khoáng thì sẽ không được chấp thuận.
– Đơn không đáp ứng điều kiện :mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và văn bằng được cấp phải phù hợp với đối tượng được nhắc đến trong đơn. Ví dụ doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu thì không thể đăng ký thêm cho nhãn hiệu đó là chỉ dẫn địa lý.
Xem thêm Những lợi ích của tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với doanh nghiệp
– Tài liệu của đơn không trình bày theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
– Tài liệu điền thiếu thông tin.
– Các thông tin trong tờ khai và tài liệu kèm theo thiếu thống nhất, không chính xác. Tờ khai và tài liệu không được trình bày bằng tiếng Việt.
– Tài liệu không được đánh số thứ tự và không được đánh bằng chữ số A Rập.
– Mẫu nhãn hiệu trong tờ khai và trong tài liệu không đồng nhất (khác nhau về màu sắc, độ đậm nhạt,….)
Xem thêm Tra cứu nhãn hiệu – Hạn chế rủi ro trong quá trình bảo hộ
– Tờ khai và tài liệu có dấu hiệu gạch xóa, sửa chữa.
– Thiếu số lượng đơn và nhãn hiệu theo quy định.
– Mô tả nhãn hiệu không đầy đủ.
– Mẫu nhãn hiệu không chính xác về kích thước và cách trình bày.
– Dịch vụ/ sản phẩm trong đơn được phân loại chưa chính xác theo nhóm.
– Danh mục trong nhóm dịch vụ/ sản phẩm ghi sai hoặc chưa chính xác.
– Một số loại tài liệu cần có bản chứng thực.
– Không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về giấy ủy quyền: giấy ủy quyền hết thời hạn, không chính xác về mặt nội dung hoặc hình thức, không dịch ra tiếng Việt nếu tài liệu được trình bày bằng tiếng nước ngoài.
Xem thêm Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
– Không đáp ứng được yêu cầu về quyền ưu tiên.
– Bản dịch tiếng Việt không chính xác so với bản chính.
– Thiếu tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác hoặc thỏa thuận về quyền đăng ký trong trường hợp quyền đăng ký thuộc nhiều tổ chức, cá nhân.
– Đối tượng nêu trong đơn không thuộc đối tượng được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
– Chưa nộp đủ phí/lệ phí
– Đơn thiếu danh mục hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
* Những lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu
* Trường hợp nhãn hiệu không có khả năng phân biệt
* Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?
* Sự khác nhau giữa nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường
Với một số thiếu sót thường gặp phải mà QGVN đã liệt kê bên trên, Quý khách có thể tham khảo và rà soát lại đơn đăng ký nhãn hiệu của mình. Mọi thắc mắc cần được giải đáp quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0902 845 039 để gặp Luật sư tư vấn.